Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con

Bảng thời gian bảo quản thực phẩm giúp mẹ bảo đảm dinh dưỡng cho bé yêu. Xin mách mẹ bảng gợi ý Hạn sử dụng của thực phẩm cho cả trẻ ăn dặm và trẻ mẫu giáo:











Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 1
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 2
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 3
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 4
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 5
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 6
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 7
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 8

 (Theo eva)





Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Nhiều người cho rằng chỉ cần nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây, điều đó có đúng không?


1379669320-dau-mat-do1


Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng đau mắt đỏ cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Cùng tham khảo khảo nguyên nhân và cách điều trị trong sự kiện Đau mắt đỏ để sớm đẩy lùi căn bệnh dễ lây lan này.


Hỏi: “Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ thì có bị lây không? Cách nào tốt nhất để phòng ngừa bệnh này? Cần làm gì khi mắc bệnh?”


 


Thái Nguyên (TP.HCM)


Trả lời: (ThS.BS Diệp Hữu Thắng, trưởng khoa giác mạc bệnh viện Mắt TP.HCM):


Bệnh đau mắt đỏ do virút gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai. Đa số tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc nhỏ ngừa.


Cách lây truyền bệnh thường gặp là qua nước mắt (có chứa virút); qua vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, khăn…); qua nước bị nhiễm khuẩn (như nước hồ bơi). Vì vậy, nhìn nhau không lây mắt đỏ.


Một số điều nên làm khi bị đau mắt đỏ: đeo kính râm; nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo; có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm; chườm lạnh giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu; giữ vệ sinh cá nhân; rửa tay với xà phòng sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa lây bệnh cho người khác. Nếu bệnh diễn tiến bất thường, nên sớm đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, đúng cách.


Theo ThS.BS Diệp Hữu Thắng (Người Lao Động)



Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Tại sao thừa canxi vẫn còi cọc?

Muốn con trẻ cao lớn, không bị còi xương nên phụ huynh ra sức bổ sung canxi cho trẻ. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung canxi không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe của trẻ.


Hầu như ngày nào chị Mai Thị Hòa (ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) cũng mua xương ống hoặc xương sườn về để ninh lấy nước nấu cháo cho con trai 12 tháng tuổi. Theo chị, nước xương rất ngọt, nhiều canxi mà người lớn lại còn tận dụng bã thịt nên rất tiết kiệm. Thế nhưng, triền miên mấy tháng liền mà con trai chị vẫn còi cọc, chậm lớn, ra mồ hôi nhiều, tóc rụng vành khăn… Nghi con mắc bệnh gì đó, chị đưa đi khám dinh dưỡng mới biết chế độ ăn thiếu khoa học đã khiến bé thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.


Nước hầm xương không bổ xương


Theo bác sĩ Hoàng Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – dùng nước hầm xương không bổ xương như nhiều người vẫn nghĩ. Với trẻ nhỏ, nếu ăn bột, cháo với nước hầm xương sẽ khiến các bé thiếu nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng.


nuoc xuong ham


Thực chất, nước hầm xương, hầm thịt chỉ có cảm giác thơm ngon nhưng lại không có nhiều chất bổ dưỡng như đạm, canxi. Trong nước hầm xương chứa nhiều chất béo động vật. Khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, chán ăn, khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí ăn nhiều còn dẫn đến rối loạn tiêu hóa.


“Ngay cả thành phần canxi có trong xương ống cũng chủ yếu là canxi vô cơ mà cơ thể bé không hấp thụ được. Nếu các bậc cha mẹ chỉ ninh xương để lấy nước khuấy bột thôi thì chắc chắn không đủ dinh dưỡng vì các chất bổ, canxi, chất xơ… lại ở trong phần thịt”- bác sĩ Thanh giải thích.


Thừa canxi dễ gây sỏi thận


Ngoài việc bổ sung canxi bằng các loại nước xương thì nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có thành phần canxin cũng được các bậc cha mẹ sử dụng cho con. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh, không phải cứ uống canxi, đưa canxi vào cơ thể thật nhiều là tốt.


t40-1


Một số bác sĩ dinh dưỡng cho hay nhiều bậc cha mẹ lo con cái sau này có chiều cao “khiêm tốn” giống mình nên ra sức cho trẻ uống sữa hàm lượng canxi cao ngay từ còn nhỏ và bổ sung các loại cốm canxi khi lớn hơn nhưng cách làm này cũng sai. Do bổ sung canxi quá đà, có những cháu bé mới 3-4 tuổi đã bị sỏi thận.


“Muốn hấp thu canxi thì phải có vitamin D. Vi chất này giống như người điều hành ở trung ương, có cho canxi vào xương hay không thì mới được phép vào. Để có đủ vitamin D, cơ thể phải lấy từ 3 nguồn thức ăn hằng ngày, ánh nắng mặt trời và vitamin D uống trực tiếp, trong đó phần lớn vitamin D được tổng hợp từ thức ăn” – bác sĩ Thanh phân tích.


Bác sĩ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia – cho hay khi thiếu vitamin D và canxi, trẻ sẽ bị còi xương nhưng thừa canxin cũng rất nguy hiểm. Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu nhưng nếu do thuốc sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí khiến trẻ lùn, ngừng phát triển chiều cao.


“Khi các bậc cha mẹ có ý định bổ sung canxi cho con thì cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua cốm canxi hoặc các thuốc bổ hàm lượng canxi cao cho trẻ dùng với quan niệm “dùng càng nhiều càng tốt”. Ngay cả khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc canxi, các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng, sau khi ăn 1 giờ” – bác sĩ Hải tư vấn.


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi có nhiều trong tôm, cá tươi, thịt, trứng… Ngoài ra, các loại rau lá có màu xanh sậm, hải sản (cua, sò) đậu… cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể. Đây là canxi hữu cơ, cơ thể trẻ rất dễ hấp thu.


Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi


beancua


Canxi  là một nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể, canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng nhất là đối với trẻ em


Trẻ em ở tuổi 9 – 16 tuổi vẫn có nguy cơ bị thiếu canxi trẻ thường có các biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, uể oải, ra nhiều mồ hôi, bứt rứt chân tay, hay cáu bẳn, ngủ không ngon giấc nguyên nhân của thiếu canxi là do các cháu suốt ngày ngồi trong lớp học, thời gian hoạt động ngoài trời qúa ít, thiếu ánh nắng, các bữa ăn không cung cấp đủ lượng canxi, cho nên các bậc cha mẹ vẫn cần chú ý bổ sung canxi cho các cháu ở lứa tuổi này. ở trẻ em còn gặp chứng “đau xương do tăng trưởng” cũng liên quan đến thiếu canxi với các biểu hiện: ban ngày trẻ chạy nhảy, vận động bình thường, đêm đến thì kêu đau chân là do ban đêm hocmon tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, hocmon này được chuyển vào máu rồi chuyển đến xương kích thích xương phát triển, khi thiếu canxi sự tăng trưởng, giãn nở của xương bị trở ngại, tác động đến màng của xương gây đau, nếu kịp thời bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thì sẽ hết đau. Có những trẻ em thường bị đau bụng đột ngột khi ăn sáng, hoặc đau bụng vào ban đêm, các nguyên nhân hay gây đau bụng ở trẻ em như đau bụng giun, đau bụng do các bệnh của đường tiêu hóa nhưng không tìm được nguyên nhân. Nếu trẻ đau bụng không kèm theo nôn, sốt, đau thành từng cơn, không dùng thuốc mà vẫn tự khỏi thì  có khả năng đau bụng do thiếu canxi, khi thiếu canxi khiến cho thần kinh của đường tiêu hóa bị hưng phấn cao độ, làm cho các cơ trơn của đường tiêu hóa bị co rút làm cho trẻ đau bụng, nếu được bổ sung canxi thì trẻ sẽ hết đau.



Ngoài ra canxi còn có vai trò khác như  tham gia vào hệ thống miễn dịch: canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện ra bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh, cho nên các trẻ bị thiếu canxi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch, cho nên có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: bệnh xuất huyết và dị ứng.


Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình là những dấu hiệu thường gặp khi thiếu canxi. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi thường ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ; tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy; hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…


Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc.



Tại sao thừa canxi vẫn còi cọc?

Dịch đau mắt đỏ bùng phát

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên cả nước.


Tại thời điểm này, hầu như tất cả các quận huyện trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội đều ghi nhận có người mắc bệnh đau mắt đỏ.


1524299f6a4bbb.img


Chị Thúy, nhân viên văn phòng, nhà ở quận 6, cho biết cuối tuần trước thấy mắt mình cộm cộm, nên nghĩ chỉ là đau mắt thông thường nên không để ý, cứ nghĩ ngủ một giấc dậy sẽ hết. “Nhưng đến hôm sau đã phát bệnh, phải đi vào bệnh viện khám. Hôm sau nữa thì lây hết cho cả 4 đứa em ở nhà. Giờ trong nhà mỗi người đeo một cặp kính, chẳng dám đi đâu vì sợ lây nhiễm cho người khác. Mấy ngày nay phải xin sếp cho nghỉ, làm việc ở nhà chứ đến cơ quan mà phải mang kính như “xã hội đen” thì ghê lắm”, chị Thúy kể về “cái sự khổ” từ dịch đau mắt đỏ.


Tương tự, anh Hân, nhà ở quận 5 kể, cách đây hơn tuần, trong cơ quan anh có một chị bị đau mắt đỏ, rồi từ từ lây sang nhiều người, giờ vào phòng làm việc, chẳng ai dám nhìn vào mặt ai vì sợ lây bệnh cho nhau. “Đau mắt đỏ anh hưởng đến công việc rất nhiều, vì cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mắt. Chỉ cần nhìn vào màn hình máy tính một chút là mắt cay xè, chảy nước không thể nào chịu được nữa. Nhiều đồng nghiệp trong công ty đã phải xin nghỉ 3-5 ngày để “dưỡng thương””, anh Hân trần tình.


Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt TP.HCM, trong tháng 8/2013, bệnh viện đã khám và điều trị cho 3.906 bệnh nhân bị bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ), tăng 11,7% so với năm 2012. Đặc biệt, chỉ tính riêng từ ngày 2/9 đến 22/9, số bệnh nhân tới khám là 3.641 bệnh nhân, tăng 83,9% so với năm ngoái.


Ths.BS Bùi Thị Thu Hương – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, cứ vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi, virut gây bệnh đau mắt đỏ lại phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, do sự dịch chuyển liên tục của dân cư, từ khu vực này sang khu vực khác nên mầm bệnh nhanh chóng được lây lan, dẫn tới số người mắc bệnh ngày càng nhiều.


Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, BS Nguyễn Thành Danh, cho biết, trung bình mỗi ngày tại Khoa mắt có từ 250 – 280 bệnh nhi bị đau mắt đỏ đến khám, có ngày số bệnh nhân lên tới hơn 360 cháu. Theo BS Danh, so với những năm trước, năm nay số lượng bệnh nhân tăng cao hơn, mùa dịch cũng kéo dài nhưng tình trạng bệnh không nặng và phức tạp, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt, tùy trường hợp có thể kết hợp cả thuốc uống là có thể khỏi trong vài ngày. Mặc dù vậy, hiện tại vẫn có hàng chục ca biến chứng tổn thương giác mạc gây giảm thị lực do bệnh nhân chưa có kinh nghiệm, tự sử dụng thuốc không đúng cách.


Dau-mat-do-ca-xom-tro-nhin-nhau-qua-kinh-den-1


Tại Hà Nội, cho đến hết ngày 24/9 số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ ở Bệnh viện Mắt Trung ương vẫn không giảm.


Trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh tiếp nhận từ 1.000 đến 2.000 bệnh nhân, trong đó 20% bị đau mắt đỏ.


Số bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm từ 20 % tổng số  bệnh nhân đến khám về mắt.


Bác sĩ Cương cho biết, theo kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, đợt không khí lạnh về miền bắc từ ngày hôm nay sẽ giúp tình hình bệnh đau mắt đỏ được kiểm soát tốt hơn.


Theo BS Cương, kinh nghiệm cho thấy, cứ mỗi đợt không khí lạnh, thời tiết khô hanh hơn, độ ẩm không khí thấp, virus lây bệnh phát tán chậm hơn. Thời gian qua, bệnh phát tán nhanh, lan rộng là do thời tiết mưa nắng thất thường, hai cơn bão số 8 và số 9 ập đến liên tục càng khiến bệnh lan nhanh trong cả nước.


Không chỉ các cơ quan, công sở, bệnh đau mắt đỏ đã “tấn công” vào nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM. Cô Hồ Thị Trúc Linh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (Tân Bình) cho biết, tuần vừa qua, trường có 32 em học sinh xin nghỉ học vì bị đau mắt đỏ, dự kiến tuần này số em nghỉ học sẽ còn tăng lên. Hiện nhà trường đã thông báo cho phụ huynh do đang trong mùa dịch nếu phát hiện hay nghi vấn trẻ bị đau mắt đỏ thì chủ động cho con em nghỉ học để tránh lây lan. Đồng thời, giáo viên phải báo cáo số lượng trẻ nghỉ học thường xuyên để nhà trường thống kê và báo cho trạm y tế phường xử lý.


Tương tự, một số trường mầm non ở các quận 6, Gò Vấp như Họa Mi, Lạc Long Quân…, số lượng học sinh xin nghỉ học vì đau mắt đỏ ngày càng nhiều.


Trước tình hình bệnh dịch ngày càng tăng cao, vừa qua, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM ban hành văn bản khẩn về việc phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ xảy ra trong trường học.


rua tay_benhvn


Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết Sở đã thông báo cho ban giám hiệu các trường, đồng thời  tập huấn cho giáo viên khi phát hiện học sinh bị đau mắt đỏ phải báo ngay cho cha mẹ học sinh để chữa trị đồng thời cho các em nghỉ học để tránh lây lan rộng. Nhà trường phải phối hợp cùng trạm y tế phường để nắm số lượng trẻ bị bệnh này và tiến hành khử khuẩn thường xuyên trường lớp và dụng cụ học tập. Ngay từ đầu năm, Sở đã quán triệt các trường phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe học sinh và chú ý nhiều khi có những đợt dịch bệnh để tránh lây lan. Hiện nay, các trường đều có phòng y tế và nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, xử lý để phát hiện sớm nhất trẻ bị bệnh khi đang ở trường.


Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có thể bao gồm:


- Đỏ một hoặc cả hai mắt.


- Ngứa một hoặc cả hai mắt.


- Cảm giác có sạn ở trong mắt.


- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.


- Khó chịu với ánh sáng


- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)


- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)


Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt. Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.


Các biện pháp trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà


Bạn có thể sử dụng biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nhờ kháng sinh hoặc thuốc chống viêm giảm mắt để làm giảm đau và khó chịu khi bệnh chưa lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.


- Chườm nước đá: Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả.


- Mật ong và sữa: Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt.


- Rau mùi: Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.


- Hạt cây thì là: Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.


- Khoai tây: Cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu ở mắt.


Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.


Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh


Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:


- Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.


- Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.


- Trước khi vệ sinh mắt, người bệnh cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng tốt hạn chế virus đau mắt đỏ lây lan cho người khác. Hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch.


- Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.


- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác, trẻ nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.


- Phòng bệnh là một công tác quan trọng trong việc hạn chế lây lan. Bạn nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.


- Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bệnh. Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể. Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo kính chắn bụi, chắn virus.


- Rửa mặt, rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng. Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối…



Dịch đau mắt đỏ bùng phát

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Dưa hấu thuộc họ bầu bí, là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, có nhiều lời truyền tai nhau là ăn dưa hấu nóng nên cũng không ít người đắn đo khi lựa chọn dưa hấu để giải khát. Trong bài viết này, Sức Khỏe Sinh Sản sẽ cùng mọi người tìm hiểu xem thực sự ăn dưa hấu nóng hay mát.


Ăn dưa hấu nóng hay mát


Ăn dưa hấu nóng hay mát


Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là thức ăn nóng và thức ăn mát?


- Theo một quan điểm của Tây y, có thể hiểu thức ăn nóng là thực phẩm chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng nhất định. Thức ăn mát là những thực phẩm đem lại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Việc một thức ăn được xem là nóng hay mát cũng chỉ có tính tương đối khi so sánh với những thực phẩm khác.


- Theo Đông y, khái niệm thức ăn nóng hay lạnh được hiểu theo nghĩa thức ăn đó có nhiều dương tính hay âm tính hơn.


Ăn dưa hấu nóng hay mát?


Quả dưa hấu còn có tên y học là tây qua. Xét về năng lượng, 100g dưa hấu chỉ cho 23 calori, trong khi cùng đơn vị thì nhiều loại trái cây có năng lượng hơn nhiều, như: sầu riêng (145 ), chuối (94), nhãn (92), mãng cầu ta (88), xabôchê (61), cam (40), bưởi (39)… Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin quý (đặc biệt là acid folic).


Theo Đông y, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt do trúng nắng hạ áp; sinh tân dịch nên trị được chứng miệng bị khô, tiếng nói khan; ăn thường thì tiểu bớt gắt (tiểu vặt), cầu bớt táo. Dưa hấu có đến 80-90% là nước. Không thể bảo nóng theo hàn, nhiệt vì dưa hấu (tây qua) luôn được các thầy thuốc đông y tín nhiệm để giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, tiêu viêm, trị giun sán, và điều trị cả việc phụ nữ bị hành kinh mà kinh ra quá nhiều…


Một số bài thuốc từ dưa hấu:


1. Lưỡi nóng, khát nước, người hao tổn tinh thần do nắng nóng mùa hè: a/ Dưa hấu chín bổ ra, ép lấy một bát nước uống từ từ. Sau khi làm lạnh uống càng tốt; b/ Vỏ dưa hấu 30 gam, hoạt thạch 18 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.


2. Mệt mỏi do đau bụng đi ngoài: Dưa hấu chín bổ ra, lấy 1-2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào ruột dưa hấu, khuấy nhuyễn, để khoảng nửa giờ, bỏ hạt dưa, uống nước.


3. Ðau họng, khô cổ: Vỏ dưa hấu (khô) 3 gam, nước 2 bát sắc còn 1 bát, chia làm hai lần uống trong ngày, uống liền nhiều ngày.


4. Viêm thận mãn tính: a/ Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh tươi mỗi loại 30 gam. Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày hai lần; b/ Dưa hấu tươi, mỗi ngày ăn số lượng vừa đủ.


5. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiểu cầu thận, đau họng, miệng môi nẻ: vỏ dưa hấu 250 gam. Cắt miếng nhỏ nghiền nát, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần, liên tục nhiều ngày. Phối hợp sử dụng cùng với thuốc điều trị hiệu quả càng tốt.


6. Viêm thận cấp tính, thủy thũng: a/ Vỏ dưa hấu (khô), vỏ bí đao (khô), mướp, bèo mỗi loại 100 gam, lá tre 5 gam. Sắc nước uống. b/ Nước ép dưa hấu 250 gam, uống thường xuyên… Ngoài ra còn chữa các bệnh: Phù thũng; báng nước bụng; tiểu đường; viêm phế quản mạn tính; suyễn; rôm sảy; bỏng nước, bỏng lửa…


Hạt dưa hấu: Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có chất béo, protein, vitamin B2, tinh bột, chất cucrboxitri. Còn có một thành phần có tác dụng làm hạ áp, đồng thời có thể giảm dần triệu chứng viêm bàng quang cấp tính. Người bệnh cao huyết áp thường nên ăn nhiều. Có loại dưa hấu chuyên trồng để lấy hạt.


Tác dụng: Mát phổi nhuận tràng, chữa khát. Chủ yếu dùng cho thổ huyết, cao huyết áp…


Cách dùng: Ăn sống hoặc rang, rang khô ăn.


Kiêng kị: Người huyết áp thấp nên ăn ít.



Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

‘Eo ót’ sau sinh nhờ rượu gừng nghệ

Mình phải công nhận là phương pháp giảm mỡ bụng này hiệu quả lắm nhé!


Cách làm này chắc nhiều mẹ biết rồi nhưng thấy chị em bàn luận sôi nổi về vấn đề ‘da đẹp, dáng thon’ sau sinh quá nên mình cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tế của chính mình.


bau xinh


Vì lần đầu mang bầu nên mình rất chăm chỉ học hỏi và tham khảo ý kiến của các’ bậc tiền bối’ đi trước để có thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở dễ dàng. Nhờ đó mà mình đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hay trong việc ăn uống, bí kíp sinh nở cũng như việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Ngay những tháng đầu mang bầu các chị cùng cơ quan đã liên tục nhắc nhở mình ngoài việc chăm sóc con yêu thì cũng đừng quên làm đẹp cho mình bởi sinh xong chị em thường sồ sề lắm. Các chị mách nào là làm dầu dừa để tránh rạn da, đừng uống nhiều sữa bầu kẻo béo và nhớ là phải chuẩn bị một hũ rượu gừng nghệ để thoa bụng sau sinh.


Nghe lời các chị, mình đều cố gắng làm theo hết và đúng là kinh nghiệm của người đi trước không bao giờ sai các mẹ ạ. Mình đã tự tay làm dầu dừa để bôi ngay từ tháng thứ 4 thai kỳ và kết quả là cho đến tháng thứ 9 da mình không rạn một tí nào nhé (có thể do cơ địa mình tốt nữa các mẹ nhỉ). Các chị cùng cơ quan còn nhắc đi nhắc lại mình là phải làm hũ rượu gừng nghệ và phải hạ thổ thì mới tốt, nhưng vụ này mình hơi ngại làm vì lúc mang bầu mệt mỏi mà mình lại sống ở thành phố thì lấy đâu ra đất mà hạ thổ. Vậy là mình đành gọi điện về nhà nhờ mẹ chồng làm cho nhưng cũng chẳng hy vọng gì nhiều vì bà ở quê bận bịu lắm.


babau6


Trong suốt thai kỳ, vì chẳng nghén ngẩm lại thuộc tuýp người ăn uống được nên cân nặng của mình cứ tăng vù vù, đến ngày sinh nở mình tăng tổng cộng 22kg. Không phụ công mình, con trai sinh ra khỏe mạnh và nặng đến 4kg nhưng cái thân hình của mình thì sồ sề phát gớm. Tuy vậy mình vẫn tự nhủ rồi sau một vài tháng cho con bú, cân nặng sẽ giảm. Hơn 1 tháng sau sinh, cân nặng cũng giảm kha khá vì mình thuộc dạng người sinh sữa nhưng nỗi niềm khó nói của mình là vòng hai cứ ‘phì nhiêu’ như ngày còn mang bầu. Sau sinh tất bật với  một đống sữa bỉm nên chẳng để ý đến việc gel bụng, có lẽ vì thế mà mình đã bị sổ bụng chăng?


Hơn một tháng sau sinh, mẹ chồng ở quê mới có thời gian lên thăm mình và cháu nội. Bà mang lên cho mình rất nhiều rau sạch, đồ ăn ngon và không quên hũ rượu gừng nghệ. Mình rất bất ngờ vì nghĩ rằng mẹ bận rộn không có thời gian làm hộ mình. Bà bảo: “Ngày xưa thời mẹ sinh xong không biết cách làm rượu gừng nghệ này để bôi nhưng vẫn rất chăm chỉ bôi nghệ cũng giúp da đẹp lắm. Thấy con bảo rượu gừng nghệ tốt cho bà đẻ nên mẹ phải làm luôn. Mẹ đã hạ thổ 3 tháng rồi nên chắc cũng đủ ngấm để dùng”.


cach-lam-dep-sau-sinh-2


Mình vui hết sảy như ‘chết đuối vớ được cọc’ vì cái eo của mình đang ngổn ngang một đống mỡ. Thế là từ hôm đó, tối nào sau khi ru con ngủ, mình cũng dùng khăn sữa để thoa món rượu này lên bụng. Sau đó mình mát xa thật kỹ, thỉnh thoảng ‘bố nó’ rỗi rãi cũng ra phụ vợ nữa. Ba tháng làm liên tiếp như vậy, vòng eo của mình đã săn chắc đáng kể và đặc biệt là không còn lèo phèo mỡ nữa. Không chỉ dùng để mát xa bụng, mình còn mang rượu gừng nghệ để pha nước tắm. Kết hợp với bôi mặt buổi tối tuần 3 lần. Nghệ có tác dụng sáng da nên chỉ một thời gian ngắn là da mình đã sáng hồng lên trông thấy.


Hết 4 tháng nghỉ sinh nở, cân nặng của mình chỉ hơn thời con gái 3kg nhưng đặc biệt vòng eo thì đã thon gọn gần như thời còn son. Không chỉ có thể, nhờ chăm chỉ bôi rượu gừng nghệ lên da mà da mình lúc nào cũng hồng hào như trang điểm vậy. Phương pháp này thật hay phải không các mẹ?



Các mẹ đang mang bầu hoặc mới sinh cũng nên chuẩn bị một hũ rượu gừng nghệ để làm đẹp cho mình nhé! Tiện đây mình cũng mách luôn các mẹ cách làm:


Chuẩn bị:


- 1 hũ thủy tinh 5 lít

- 1kg gừng

- 1kg nghệ

- Rượu trắng 3-4 lít


Cách làm:


- Gừng và nghệ rửa sạch. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, giã nát


- Cho gừng và nghệ đã giã dập vào hũ, rồi đổ rượu trắng vào sao cho ngập khoảng 2 đốt tay là được. Chị em có thể hạ thổ hoặc đậy kín nắp, đặt ở chỗ thoáng mát để không bị hư hỏng, lên bọt hay nước chuyển màu.


- Sau 2 tháng rượu gừng nghệ ngâm sẽ có màu vàng nghệ rất sáng. Lúc này, chị em có thể mang ra sử dụng.


medium_zuz1363934006


Lưu ý khi sử dụng:


- Lúc đầu sử dụng có hơi vàng da, nhưng sẽ nhanh chóng bình thường trở lại. Chị em nên sử dụng bao tay nylong để tránh vàng móng. Khi thoa có thể mặc bộ quần áo cũ để lỡ dính nghệ cũng đỡ tiếc.


- Không nên thoa bầu ngực vì bé ngậm  ti sẽ bị cay.


- Rượu gừng nghệ dùng sau sinh là tốt nhất. Còn bình thường chị em vẫn có thể sử dụng để làm đẹp da, tuy tác dụng không nhanh bằng.


- Rượu gừng nghệ chỉ dùng để thoa lên cơ thể, tuyệt đối không uống.



‘Eo ót’ sau sinh nhờ rượu gừng nghệ

In hình bào thai bằng công nghệ 3D ở Nhật Bản

Một công ty Nhật Bản đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo nên mô hình 3 chiều của bào thai và thu hút sự chú ý của nhiều bậc làm cha mẹ.


ImageHandler.ashx


Công ty FASOTEC đã tạo nên mô hình của các thai nhi bằng công nghệ in 3D. Việc dựng mô hình 3 chiều này tương tự như quá trình siêu âm song thay vào đó là dùng máy quét MRI (máy quét cộng hưởng từ).


Công nghệ in 3D này được sử dụng đối với các bào thai từ tám tháng tuổi trở lên.


Khuôn mặt của các bào thai được tạo nên một cách rõ nét nhờ công nghệ in 3D.


Ngoài ra, công nghệ in 3D này còn có thể dựng nên hình khuôn mặt của các bé một cách rõ nét từng bộ phận (mắt, mũi, miệng, tai..).


“Tôi từng tự hỏi rằng làm sao để biết khuôn mặt con trước khi con chào đời. Nhưng với công nghệ này, tôi đã thấy rõ và cảm nhận được khuôn mặt con tôi khi mang bầu 8 tháng tuổi”, dẫn lời bà Kyodo Aizaka.


Chi phí mà các bà mẹ phải trả để có được mô hình ba chiều của bé sắp chào đời 500 USD.



In hình bào thai bằng công nghệ 3D ở Nhật Bản

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Những điều bà bầu cần nói không


Khi sắp làm mẹ, mọi điều bạn làm cần phải hết sức lưu ý, bởi vì bạn đang mang một sinh linh nhỏ bé trong bụng. Những điều bạn làm tốt cho sức khỏe bạn nghĩa là điều đó cũng tốt cho em bé, hay ngược lại. Vì thế hãy chú ý những điều bà bầu cần nói không sau đây nhé.


1.      Rượu bia, thuốc lá


Hầu hết mọi người đều biết rượu và thuốc lá rất có hại cho mẹ bầu. Thuốc lá có hại cho sức khỏe và vô cùng nguy hiểm đối với mẹ và em bé. Nó không chỉ nguy hiểm khi bạn trực tiếp hút thuốc mà còn việc hút thuốc gián tiếp cũng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sẽ dễ bị hội chứng đột tử trong nôi, dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp, chậm phát triển cả về trí não lẫn thể chất.


Nếu bạn uống rượu trong lúc mang thai, chất cồn trong rượu sẽ thấm vào máu và truyền vào lá nhau gây ảnh hưởng cho em bé. Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về lượng rượu gây nguy hại cho bào thai và mức sử dụng an toàn đối với rượu trong thời kì mang thai. Để bảo vệ cho đứa con của mình, tốt nhất bạn nên tránh xa rượu.


Tránh sử dụng rượu, thuốc lá cũng như những nơi có khói thuốc chính là cách để bạn nói lời yêu với con bạn. Ngay cả với bia thì nồng độ cồn trong đó cũng không thể an toàn cho em bé được.


Những điều bà bầu cần nói không1


Bà bầu nên tránh xa rượu và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi


2. Thức ăn nhanh


Có những mẹ bầu bỗng dưng trở thành fan của món gà rán ở tiệm. Món này quả thực rất hấp dẫn, đặc biệt với cái bụng lúc nào cũng có xu hướng cồn cào của các mẹ. Nhưng hãy hạn chế, nếu quá thèm, chỉ nên sử dụng món đó 1-2 lần/tuần. Sử dụng đồ ăn nhanh sẽ khiến bạn mất cân bằng độ dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng cân nhanh. Cách tốt nhất hãy tự nấu nướng ở nhà, và luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt là hoa quả tươi để đề phòng những lúc bạn thèm ăn.


3. Căng thẳng


Trong suốt thời gian bầu bí, mẹ bầu nên tránh những công việc gây áp lực, căng thẳng cho bản thân. Stress sẽ vô tình tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên kết giữa stress và các rối loạn bẩm sinh như chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt giữa thai phụ và em bé trong bung. Cách tốt nhất là giữ cho tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và nhờ mọi người cùng san sẻ bớt công việc, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.


Những điều bà bầu cần nói không2


Mẹ bầu nên tạo cho mình cảm giác thoải mái, vui vẻ


4. Cảm giác nóng nực


Khi mang thai, điều quan trọng là biết kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tránh để rơi vào tình trạng quá nóng, bởi nó rất có hại cho em bé. Cũng cần bỏ thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng hay nằm phơi mình ngoài bãi biển ngập nắng. Thay vào đó, nếu cảm thấy mỏi mệt, bạn chỉ cần ngâm bàn chân trong chậu nước nóng để làm dịu cơ thể.


5. Giày cao gót


Trong khi mang thai, trọng lượng cơ thể của chị em ngày càng tăng do trọng lượng của thai nhi tăng. Điều này làm tăng thêm áp lực vào chân trong khi di chuyển. Những đôi giày gót cao có thể khiến chị em bị mất thăng bằng, vấp ngã hay trẹo chân. Một đôi giày cao cũng có thể làm tăng nguy cơ sưng ngón và mắt cá chân và sẽ làm bạn cảm thấy đau nhóivùng hông, thắt lưng Điều này rất dễ ảnh hưởng tới cơ thể chị em cũng như ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Giày cao gót là một tác nhân khiến tình trạng “đau đớn” trong khi mang thai trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.


6. Cà phê


Thực tế cà phê không là chất cấm với thai phụ. Nhiều phụ nữ vẫn sử dụng cà phê đều đặn khi họ có bầu. Tuy nhiên, đây rõ ràng là món không bổ dưỡng cho em bé của bạn. Nếu bạn cảm thấy có thể sống thiếu cà phê, cách tốt nhất là hãy cắt giảm chúng trong thực đơn mỗi ngày.


Những điều bà bầu cần nói không3


Cà phê thực phẩm không tốt cho bà bầu


7. Các loại thuốc


Bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Với tiết trời thất thường ngày hè, nếu bạn bị cảm cúm, cảm lạnh, cách tốt nhất là nên tới khám bác sĩ để tìm ra cách điều trị. Các mẹ cũng có thể sử dụng các món ăn dân gian để chữa bệnh như cháo hành.



8. Tập luyện nặng


Đừng nghĩ mang bầu là cớ để bạn hạn chế vận động, bởi tập luyện nhẹ nhàng sẽ tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng cần lưu ý tới các bài tập và có thể hỏi ý kiến chuyên gia. Các môn chạy bộ, nhảy dây rõ ràng sẽ không dành cho bạn, thay vào đó, hãy đạp xe, đi bộ hoặc bơi lội bởi đây là các bài tập giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.


Những điều bà bầu cần nói không4


Chạy bộ rất nguy hiểm cho bà bầu


9. Mỹ phẩm, hóa chất


Những sản phẩm xịt tóc, sơn móng tay, sản phẩm tẩy rửa wc, sơn cửa đều rất có hại nếu bạn hít phải. Cách tốt nhất là hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian này, thay vào đó bạn có thể chăm sóc da với các sản phẩm từ thiên nhiên. Đối với việc nhà, cách tốt nhất hãy nhờ ông xã nếu bạn muốn sơn cửa, sơn tường hay sử dụng các sản phẩm tẩy rửa.




Những điều bà bầu cần nói không

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

3 món ăn ngon từ cá cho bé

Bé nhà bạn rất kén cá, trong khi đó cá lại có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của bé. Sau đây là 3 món ăn ngon từ cá cho bé, bạn hãy tham khảo nhé!


1. Xíu mại cá với đậu Hà Lan


  3 món ăn ngon từ cá cho bé1


Nguyên liệu:


150g cá thác lác


100g đậu Hà Lan hạt


½ củ cà rốt


1 thìa cà phê đầu hành lá băm nhỏ, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê đường


Thực hiện:


Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu nhỏ. Đậu Hà Lan rửa sạch. Cho cà rốt, đậu vào nồi nước sôi, luộc vừa chín, rửa lại nước lạnh, để ráo.


Cho cá thác lác xay, cà rốt, đậu Hà Lan, đầu hành , hạt nêm, đường vào thố, trộn đều, vo viên nhỏ, mang hấp chín.


2. Cá – rau dền


Nguyên liệu:


Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)


Cá nạc 30g (2muỗng canh)


Rau dền 30g (2 muỗng canh)


Dầu 10g (2 muỗng cà phê)


Nước 200ml (lưng 1 chén)


Cách làm:


Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn


Cá: luộc chín, nghiền nát


Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều


Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.


Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.


Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)


3. Bột gạo – cá


 3 món ăn ngon từ cá cho bé2


Nguyên liệu:


Bột gạo ( hoặc bột dinh dưỡng ), cá lọc lấy thịt , rau cải mỗi thứ 15-20g, muối ăn một ít .


Cách làm:


Cho bột vào nước lã khuấy đều thành hồ, sau đó cho vào nồi, đun sôi khoảng 8 phút thì cho riêng từng loại rau cải, cá đã làm sạch vào. Nấu cho đến khi chín, nêm muối vừa ăn là được.


Trong cá chứa hàm lượng canxi rất cao, giúp ích cho sự phát triển của trẻ, bên cạch việc giúp chắc xương còn giúp cho quá trình phát triển não của trẻ. Cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu được thì nên thường xuyên cho trẻ từ 4 tháng trở lên ăn




3 món ăn ngon từ cá cho bé

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Tư vấn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor

Cùng bác sỹ giải đáp về cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor cho trường hợp có quan hệ tình dục nhiều lần trong khoảng thời gian liền nhau.


Bác sĩ tư vấn giúp em: em và bạn trai quan hệ ngày 8, em có uống 2 viên Postinor. 1 viên uống lúc 4g40 PM, thì 4g40 AM ngày 9 em uống viên thứ 2. Nhưng cỡ chiều ngày 9 em có quan hệ với bạn trai 1 lần nữa, 4g30PM em uống thêm 1 viên, nhưng vì em mới uống 2 viên, nên em chi uống 1 viên thội. Vậy em có khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sỹ.


Tư vấn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor


Trả lời:
Postinor là thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi giao hợp không sử dụng một biện pháp phòng tránh nào. Tuy nhiên, không được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp tránh thai thường xuyên như cách em đang sử dụng.
Trường hợp của em, sau khi giao hợp mà không sử dụng biện pháp phòng tránh nào, nếu sử dụng Postinor thì phải uống đủ 2 viên và cách nhau 12 tiếng cho mỗi lần sử dụng, nếu sử dụng không theo đúng chỉ dẫn thì thuốc sẽ không có tác dụng.


Postinor cho hiệu quả tránh thai không cao (tỷ lệ thành công là 75%) .Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc này trong trường hợp khẩn cấp, không nên dùng quá thường xuyên hoặc dùng như loại uống hằng ngày. Lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến dễ thất bại và kéo theo các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rong kinh… do thuốc chứa progestin liều cao. Chỉ nên dùng Postinor 4 viên/tháng, tức là cho 2 lần giao hợp. Những lần khác phải sử dụng các biện pháp tránh thai như dùng bao cao su…
Chúc em sức khoẻ.



Tư vấn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor

Tìm hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepriston

Tìm hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepriston. Mifepristone là loại thuốc ngừa thai khẩn cấp, được dùng trong vòng 5 ngày sau khi sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp tránh thai nào được áp dụng.


Công thức:  Mifepriston    10 mg
Chỉ định: Ngừa thai khẩn cấp (trong vòng 120 giờ sau giao hợp).


tim-hieu-ve-thuoc-tranh-thai-Mifepristone


Liều dùng – Cách dùng:
-    Dùng đường uống.
-    Dùng 1 viên Mifepriston 10 mg trong vòng 120 giờ sau khi giao hợp. Tuy nhiên, dùng càng sớm hiệu quả   càng cao.


Chống chỉ định:
-    Bệnh của tuyến thượng thận.
-    Đang điều trị với Corticosteroid.
-    Dị ứng với Mifepristone
-    Cho con bú.


Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi sử dụng thuốc:
-    Mifepristone không thể thay thế biện pháp ngừa thai thường xuyên.
-    Giao hợp không an toàn sau khi điều trị sẽ làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.


Tương tác với các thuốc khác:
-    Ketoconazole, Itraconazole, Erythromycin và nước trái cây (nho): có thể chặn lại sự dị hoá của Mifepristone (tăng nồng độ trong huyết thanh).
-    Rifampicin, Dexamethasone, St.Jonh’s Wort và một số thuốc chống động kinh (Phenytoin, Phenobarbital, Carbamazepine) tăng chuyển hoá Mifepristone (giảm nồng độ trong huyết thanh).
-    Các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin không được dùng với Mifepristone vì chúng là thuốc kháng Prostaglandine nên chúng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của Mifepristone.


Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
-    Nếu phụ nữ đang có thai uống nhầm Mifepriston: Liều 10 mg không gây sẩy thai nhưng không loại trừ khả năng xuất huyết có thể xảy ra trong vài trường hợp.
-    Nếu đang cho con bú: Mifepristone đi qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của liều Mifepristone 10 mg trên trẻ chưa được xác định.


Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy: Chưa có báo cáo nghiên cứu nào.


Tác dụng không mong muốn:
-    Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xảy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: xuất huyết (19%), buồn nôn (14%), nôn (1%), tiêu chảy (5%), đau bụng dưới (14%), mệt (15%), nhức đầu (10), chóng mặt (9%), căng ngực (8%).
-    Hơn 50% phụ nữ trễ kinh khoảng 2 ngày so với dự kiến và khoảng 9% phụ nữ trễ kinh hơn 7 ngày.


Sử dụng quá liều:
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra khi sử dụng liều duy nhất chứa đến 2g Mifepristone. Nếu có trường hợp ngộ độc cấp xảy ra, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để giám sát và điều trị đặc biệt.


Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.


Đóng gói: Hộp 1 vỉ chứa 1 viên nén.


Bảo quản: Để trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
 Thuốc dùng theo sự kê đơn của thày thuốc
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Để xa tầm tay trẻ em.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến Bác sĩ.



Tìm hiểu về thuốc tránh thai khẩn cấp Mifepriston