Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Bia rượu có tốt cho “chuyện ấy”?

 Bia rượu không tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều người lại bảo bia rượu tốt cho “chuyện ấy” bởi có một chút men sẽ khiến đàn ông chủ động hơn, giải tỏa được tâm lý “căng thẳng” và mạnh mẽ hơn.


Mong bác sĩ chuyên mục tư vấn thêm về vấn đề này.

Nguyễn Việt Anh (Bắc Giang)


Trả lời


Chào bạn!


Có nhiều nghiên cứu thấy rượu bia ngoài ảnh hưởng sức khỏe, còn âm ỉ gây nhiều tác dụng tiêu cực với “chuyện ấy” của quý ông (nếu lạm dụng). Trước khi “vào cuộc”, một chút rượu sẽ kéo dài được thời gian “yêu”, nhưng lạm dụng là bị tác dụng ngược, gây suy giảm tiết testosterone, teo tinh hoàn, rối loạn cương, giảm sản xuất tinh trùng, giảm ham muốn…


Nghiện rượu mãn tính còn luôn thiếu vitamin B1, gây giảm hoặc mất “khả năng”, không đạt được cực khoái, xuất tinh sớm, không có khả năng cương, mất kiểm soát… thậm chí dẫn đến liệt dương, đàn ông trẻ có khi còn “tịt” hẳn.


Để có sức khỏe “yêu”, hãy rèn lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, hạn chế dùng các chất kích thích, phải kiểm soát được mức độ khi đưa chúng vào cơ thể, nếu không sẽ phải hối hận vì “trên bảo, dưới không nghe”.


Nếu công việc hay phải uống rượu bia, nên khám sức khỏe định kỳ, dùng các thuốc thảo dược tốt cho gan tăng cường giải độc để hạn chế tác hại rượu bia tới quan hệ tình dục và sinh sản. Đặc biệt, người trong độ tuổi sinh sản không nên uống rượu rắn vì lạm dụng rượu rắn “cậu nhỏ” có thể yếu đi.



Bia rượu có tốt cho “chuyện ấy”?

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Những lầm tưởng về “chuyện ấy”

Chuyện phòng the khó có thể nói hay nói tốt được. Có nhiều cặp vợ chồng thấy thỏa mãn khi thực hiện và làm theo chỉ dẫn của sách vở, có những người lại đạt được khoái cảm từ chính những kinh nghiệm được đúc rút sau mỗi lần gặp gỡ… Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng lại gặp trục trặc về “chuyện ây” vì những lầm tưởng đáng tiếc…


Như thế nào là “nhiều lần cực khoái” ở phụ nữ?


Nếu một người phụ nữ đạt được nhiều lần lên tới “đỉnh” trong một giai đoạn, lần nọ liên tiếp lần kia không có khoảng nghỉ được gọi là nhiều lần “cực khoái”. Các chuyên gia về tình dục học đều có chung nhận định, người đàn ông chỉ có thể đạt được một lần lên tới đỉnh trong một lần quan hệ, nhưng phụ nữ có thể đạt được nhiều lần liên tiếp nhau. Đó là về lý thuyết, trên thực tế rất ít phụ nữ đạt được hiện tượng này, chỉ không quá 10%. Cũng không ai biết một cách rõ ràng là làm thế nào để đạt được chuyện này hoặc là chỉ có một số phụ nữ có khả năng đạt được, còn số khác thì không bao giờ. Đừng quá buồn phiền nếu bạn nằm trong số 90% còn lại, quan trọng là đối tác của bạn đã đem lại cho bạn những gì bạn muốn.


Đàn ông lúc nào cũng sẵn sàng cho “chuyện ấy”?


Nhiều người cho rằng đàn ông thì luôn nghĩ về “sex” và luôn sẵn sàng làm “chuyện ấy” khi có cơ hội. Thực tế không phải như vậy. Phần đông các quý ông không đồng tình với quan niệm cho rằng “sex” ở đàn ông luôn được đặt ở chế độ chờ (standby). Bình thường, rõ ràng đàn ông có quan tâm đến “sex” nhưng phải trong điều kiện và hoàn cảnh phù hợp. Không phải bất cứ lúc nào, ở đâu, với ai đàn ông cũng “sex” được. Để có được chuyện ấy đàn ông cũng cần có cảm xúc, tình yêu, sự cảm nhận… Và cũng như phụ nữ, đàn ông cũng có những giai đoạn không có ham muốn tình dục, thậm chí nó còn thường xuyên hơn là mọi người nghĩ, như thế mới là bình thường.


Có phải càng về già, “chuyện ấy” càng nguội?


Nếu đời sống vợ chồng được xây dựng trên cơ sở hiểu biết, chia sẻ… thì chất lượng “quan hệ vợ chồng” ngày càng được tăng lên chứ không phải “nguội “đi. Rất nhiều người khi đã về hưu rồi đã đưa ra nhận xét, chuyện sinh hoạt vợ chồng của họ ngày càng tốt, thậm chí tốt hơn lúc trẻ. Nếu nói rằng tự nhiên sinh ra để rồi thay đổi, thì chính bản thân mỗi người phải luôn sẵn sàng có những điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Trong quan hệ vợ chồng, luôn nuôi dưỡng tình yêu, đối thoại cởi mở, tôn trọng, hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau, biết đối tác muốn gì và sẵn sàng để cho đối tác biết mình muốn gì là những yếu tố quan trọng. Làm được như thế đảm bảo “gừng càng già càng cay…”.


Phụ nữ ít có xu hướng tình dục hơn nam giới?


Ham muốn tình dục ở phụ nữ rất khác biệt so với đàn ông, nhưng không có nghĩa là ít. Nếu nam giới khi nhìn thấy một thân hình gợi cảm, bốc lửa thường bắt đầu liên tưởng đến “chuyện ây” thì ngược lại phụ nữ thường ít bị khuấy động bởi hình ảnh trực giác. Ngược lại họ hay bị hớp hồn bởi lời nói. Thông thường ngay cả khi đang làm “chuyện ấy”, phụ nữ vẫn không muốn cho cái tai được nghỉ, mặc dù có lúc họ chỉ thích nghe những lời thì thầm. Đàn ông kiệm lời quá không phải là đối tượng được nhiều phụ nữ thích. “Lời nói không mất tiền mua..”, hỡi các quý ông, còn chờ gì nữa.


Họp “giao ban” 3 lần trong một tuần là đủ?


Không có một “nội quy” nào như thế cả. Có những cặp vợ chồng “gặp” nhau hằng ngày, thậm chí nhiều hơn. Một số khác chỉ một tuần một lần. Không có ai là nhiều mà cũng không có ai là ít. Mỗi một cặp vợ chồng sẽ tự biết xây dựng một “quy trình” thường quy cho mình. Mỗi tuần một lần với một số người là đủ và mỗi ngày một lần với số khác cũng là rất… ổn. Hơn thế nữa phong độ không phải lúc nào cũng đều “như vắt chanh” mà còn phụ thuộc vào sức khỏe, công việc, hoàn cảnh. Hãy tự tìm ra “nhịp điệu” của mình và quan trọng là cả hai đều hài lòng với lịch “sinh hoạt” mà mình có được.


Theo TS. Trần Khánh Toàn (Sức khỏe & Đời sống)




Những lầm tưởng về “chuyện ấy”

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con

Bảng thời gian bảo quản thực phẩm giúp mẹ bảo đảm dinh dưỡng cho bé yêu. Xin mách mẹ bảng gợi ý Hạn sử dụng của thực phẩm cho cả trẻ ăn dặm và trẻ mẫu giáo:











Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 1
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 2
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 3
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 4
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 5
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 6
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 7
Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con - 8

 (Theo eva)





Hạn sử dụng chuẩn cho thức ăn của con

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Nhiều người cho rằng chỉ cần nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây, điều đó có đúng không?


1379669320-dau-mat-do1


Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng đau mắt đỏ cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Cùng tham khảo khảo nguyên nhân và cách điều trị trong sự kiện Đau mắt đỏ để sớm đẩy lùi căn bệnh dễ lây lan này.


Hỏi: “Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ thì có bị lây không? Cách nào tốt nhất để phòng ngừa bệnh này? Cần làm gì khi mắc bệnh?”


 


Thái Nguyên (TP.HCM)


Trả lời: (ThS.BS Diệp Hữu Thắng, trưởng khoa giác mạc bệnh viện Mắt TP.HCM):


Bệnh đau mắt đỏ do virút gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai. Đa số tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc nhỏ ngừa.


Cách lây truyền bệnh thường gặp là qua nước mắt (có chứa virút); qua vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, khăn…); qua nước bị nhiễm khuẩn (như nước hồ bơi). Vì vậy, nhìn nhau không lây mắt đỏ.


Một số điều nên làm khi bị đau mắt đỏ: đeo kính râm; nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo; có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm; chườm lạnh giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu; giữ vệ sinh cá nhân; rửa tay với xà phòng sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa lây bệnh cho người khác. Nếu bệnh diễn tiến bất thường, nên sớm đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, đúng cách.


Theo ThS.BS Diệp Hữu Thắng (Người Lao Động)



Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Tại sao thừa canxi vẫn còi cọc?

Muốn con trẻ cao lớn, không bị còi xương nên phụ huynh ra sức bổ sung canxi cho trẻ. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung canxi không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe của trẻ.


Hầu như ngày nào chị Mai Thị Hòa (ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) cũng mua xương ống hoặc xương sườn về để ninh lấy nước nấu cháo cho con trai 12 tháng tuổi. Theo chị, nước xương rất ngọt, nhiều canxi mà người lớn lại còn tận dụng bã thịt nên rất tiết kiệm. Thế nhưng, triền miên mấy tháng liền mà con trai chị vẫn còi cọc, chậm lớn, ra mồ hôi nhiều, tóc rụng vành khăn… Nghi con mắc bệnh gì đó, chị đưa đi khám dinh dưỡng mới biết chế độ ăn thiếu khoa học đã khiến bé thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.


Nước hầm xương không bổ xương


Theo bác sĩ Hoàng Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – dùng nước hầm xương không bổ xương như nhiều người vẫn nghĩ. Với trẻ nhỏ, nếu ăn bột, cháo với nước hầm xương sẽ khiến các bé thiếu nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng.


nuoc xuong ham


Thực chất, nước hầm xương, hầm thịt chỉ có cảm giác thơm ngon nhưng lại không có nhiều chất bổ dưỡng như đạm, canxi. Trong nước hầm xương chứa nhiều chất béo động vật. Khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, chán ăn, khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí ăn nhiều còn dẫn đến rối loạn tiêu hóa.


“Ngay cả thành phần canxi có trong xương ống cũng chủ yếu là canxi vô cơ mà cơ thể bé không hấp thụ được. Nếu các bậc cha mẹ chỉ ninh xương để lấy nước khuấy bột thôi thì chắc chắn không đủ dinh dưỡng vì các chất bổ, canxi, chất xơ… lại ở trong phần thịt”- bác sĩ Thanh giải thích.


Thừa canxi dễ gây sỏi thận


Ngoài việc bổ sung canxi bằng các loại nước xương thì nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có thành phần canxin cũng được các bậc cha mẹ sử dụng cho con. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh, không phải cứ uống canxi, đưa canxi vào cơ thể thật nhiều là tốt.


t40-1


Một số bác sĩ dinh dưỡng cho hay nhiều bậc cha mẹ lo con cái sau này có chiều cao “khiêm tốn” giống mình nên ra sức cho trẻ uống sữa hàm lượng canxi cao ngay từ còn nhỏ và bổ sung các loại cốm canxi khi lớn hơn nhưng cách làm này cũng sai. Do bổ sung canxi quá đà, có những cháu bé mới 3-4 tuổi đã bị sỏi thận.


“Muốn hấp thu canxi thì phải có vitamin D. Vi chất này giống như người điều hành ở trung ương, có cho canxi vào xương hay không thì mới được phép vào. Để có đủ vitamin D, cơ thể phải lấy từ 3 nguồn thức ăn hằng ngày, ánh nắng mặt trời và vitamin D uống trực tiếp, trong đó phần lớn vitamin D được tổng hợp từ thức ăn” – bác sĩ Thanh phân tích.


Bác sĩ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia – cho hay khi thiếu vitamin D và canxi, trẻ sẽ bị còi xương nhưng thừa canxin cũng rất nguy hiểm. Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu nhưng nếu do thuốc sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí khiến trẻ lùn, ngừng phát triển chiều cao.


“Khi các bậc cha mẹ có ý định bổ sung canxi cho con thì cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua cốm canxi hoặc các thuốc bổ hàm lượng canxi cao cho trẻ dùng với quan niệm “dùng càng nhiều càng tốt”. Ngay cả khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc canxi, các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng, sau khi ăn 1 giờ” – bác sĩ Hải tư vấn.


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi có nhiều trong tôm, cá tươi, thịt, trứng… Ngoài ra, các loại rau lá có màu xanh sậm, hải sản (cua, sò) đậu… cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể. Đây là canxi hữu cơ, cơ thể trẻ rất dễ hấp thu.


Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi


beancua


Canxi  là một nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể, canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng nhất là đối với trẻ em


Trẻ em ở tuổi 9 – 16 tuổi vẫn có nguy cơ bị thiếu canxi trẻ thường có các biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, uể oải, ra nhiều mồ hôi, bứt rứt chân tay, hay cáu bẳn, ngủ không ngon giấc nguyên nhân của thiếu canxi là do các cháu suốt ngày ngồi trong lớp học, thời gian hoạt động ngoài trời qúa ít, thiếu ánh nắng, các bữa ăn không cung cấp đủ lượng canxi, cho nên các bậc cha mẹ vẫn cần chú ý bổ sung canxi cho các cháu ở lứa tuổi này. ở trẻ em còn gặp chứng “đau xương do tăng trưởng” cũng liên quan đến thiếu canxi với các biểu hiện: ban ngày trẻ chạy nhảy, vận động bình thường, đêm đến thì kêu đau chân là do ban đêm hocmon tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, hocmon này được chuyển vào máu rồi chuyển đến xương kích thích xương phát triển, khi thiếu canxi sự tăng trưởng, giãn nở của xương bị trở ngại, tác động đến màng của xương gây đau, nếu kịp thời bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thì sẽ hết đau. Có những trẻ em thường bị đau bụng đột ngột khi ăn sáng, hoặc đau bụng vào ban đêm, các nguyên nhân hay gây đau bụng ở trẻ em như đau bụng giun, đau bụng do các bệnh của đường tiêu hóa nhưng không tìm được nguyên nhân. Nếu trẻ đau bụng không kèm theo nôn, sốt, đau thành từng cơn, không dùng thuốc mà vẫn tự khỏi thì  có khả năng đau bụng do thiếu canxi, khi thiếu canxi khiến cho thần kinh của đường tiêu hóa bị hưng phấn cao độ, làm cho các cơ trơn của đường tiêu hóa bị co rút làm cho trẻ đau bụng, nếu được bổ sung canxi thì trẻ sẽ hết đau.



Ngoài ra canxi còn có vai trò khác như  tham gia vào hệ thống miễn dịch: canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện ra bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh, cho nên các trẻ bị thiếu canxi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch, cho nên có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: bệnh xuất huyết và dị ứng.


Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình là những dấu hiệu thường gặp khi thiếu canxi. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi thường ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ; tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy; hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…


Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động. Trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc.



Tại sao thừa canxi vẫn còi cọc?

Dịch đau mắt đỏ bùng phát

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên cả nước.


Tại thời điểm này, hầu như tất cả các quận huyện trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội đều ghi nhận có người mắc bệnh đau mắt đỏ.


1524299f6a4bbb.img


Chị Thúy, nhân viên văn phòng, nhà ở quận 6, cho biết cuối tuần trước thấy mắt mình cộm cộm, nên nghĩ chỉ là đau mắt thông thường nên không để ý, cứ nghĩ ngủ một giấc dậy sẽ hết. “Nhưng đến hôm sau đã phát bệnh, phải đi vào bệnh viện khám. Hôm sau nữa thì lây hết cho cả 4 đứa em ở nhà. Giờ trong nhà mỗi người đeo một cặp kính, chẳng dám đi đâu vì sợ lây nhiễm cho người khác. Mấy ngày nay phải xin sếp cho nghỉ, làm việc ở nhà chứ đến cơ quan mà phải mang kính như “xã hội đen” thì ghê lắm”, chị Thúy kể về “cái sự khổ” từ dịch đau mắt đỏ.


Tương tự, anh Hân, nhà ở quận 5 kể, cách đây hơn tuần, trong cơ quan anh có một chị bị đau mắt đỏ, rồi từ từ lây sang nhiều người, giờ vào phòng làm việc, chẳng ai dám nhìn vào mặt ai vì sợ lây bệnh cho nhau. “Đau mắt đỏ anh hưởng đến công việc rất nhiều, vì cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mắt. Chỉ cần nhìn vào màn hình máy tính một chút là mắt cay xè, chảy nước không thể nào chịu được nữa. Nhiều đồng nghiệp trong công ty đã phải xin nghỉ 3-5 ngày để “dưỡng thương””, anh Hân trần tình.


Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt TP.HCM, trong tháng 8/2013, bệnh viện đã khám và điều trị cho 3.906 bệnh nhân bị bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ), tăng 11,7% so với năm 2012. Đặc biệt, chỉ tính riêng từ ngày 2/9 đến 22/9, số bệnh nhân tới khám là 3.641 bệnh nhân, tăng 83,9% so với năm ngoái.


Ths.BS Bùi Thị Thu Hương – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, cứ vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi, virut gây bệnh đau mắt đỏ lại phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, do sự dịch chuyển liên tục của dân cư, từ khu vực này sang khu vực khác nên mầm bệnh nhanh chóng được lây lan, dẫn tới số người mắc bệnh ngày càng nhiều.


Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, BS Nguyễn Thành Danh, cho biết, trung bình mỗi ngày tại Khoa mắt có từ 250 – 280 bệnh nhi bị đau mắt đỏ đến khám, có ngày số bệnh nhân lên tới hơn 360 cháu. Theo BS Danh, so với những năm trước, năm nay số lượng bệnh nhân tăng cao hơn, mùa dịch cũng kéo dài nhưng tình trạng bệnh không nặng và phức tạp, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt, tùy trường hợp có thể kết hợp cả thuốc uống là có thể khỏi trong vài ngày. Mặc dù vậy, hiện tại vẫn có hàng chục ca biến chứng tổn thương giác mạc gây giảm thị lực do bệnh nhân chưa có kinh nghiệm, tự sử dụng thuốc không đúng cách.


Dau-mat-do-ca-xom-tro-nhin-nhau-qua-kinh-den-1


Tại Hà Nội, cho đến hết ngày 24/9 số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ ở Bệnh viện Mắt Trung ương vẫn không giảm.


Trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh tiếp nhận từ 1.000 đến 2.000 bệnh nhân, trong đó 20% bị đau mắt đỏ.


Số bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm từ 20 % tổng số  bệnh nhân đến khám về mắt.


Bác sĩ Cương cho biết, theo kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, đợt không khí lạnh về miền bắc từ ngày hôm nay sẽ giúp tình hình bệnh đau mắt đỏ được kiểm soát tốt hơn.


Theo BS Cương, kinh nghiệm cho thấy, cứ mỗi đợt không khí lạnh, thời tiết khô hanh hơn, độ ẩm không khí thấp, virus lây bệnh phát tán chậm hơn. Thời gian qua, bệnh phát tán nhanh, lan rộng là do thời tiết mưa nắng thất thường, hai cơn bão số 8 và số 9 ập đến liên tục càng khiến bệnh lan nhanh trong cả nước.


Không chỉ các cơ quan, công sở, bệnh đau mắt đỏ đã “tấn công” vào nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM. Cô Hồ Thị Trúc Linh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (Tân Bình) cho biết, tuần vừa qua, trường có 32 em học sinh xin nghỉ học vì bị đau mắt đỏ, dự kiến tuần này số em nghỉ học sẽ còn tăng lên. Hiện nhà trường đã thông báo cho phụ huynh do đang trong mùa dịch nếu phát hiện hay nghi vấn trẻ bị đau mắt đỏ thì chủ động cho con em nghỉ học để tránh lây lan. Đồng thời, giáo viên phải báo cáo số lượng trẻ nghỉ học thường xuyên để nhà trường thống kê và báo cho trạm y tế phường xử lý.


Tương tự, một số trường mầm non ở các quận 6, Gò Vấp như Họa Mi, Lạc Long Quân…, số lượng học sinh xin nghỉ học vì đau mắt đỏ ngày càng nhiều.


Trước tình hình bệnh dịch ngày càng tăng cao, vừa qua, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM ban hành văn bản khẩn về việc phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ xảy ra trong trường học.


rua tay_benhvn


Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết Sở đã thông báo cho ban giám hiệu các trường, đồng thời  tập huấn cho giáo viên khi phát hiện học sinh bị đau mắt đỏ phải báo ngay cho cha mẹ học sinh để chữa trị đồng thời cho các em nghỉ học để tránh lây lan rộng. Nhà trường phải phối hợp cùng trạm y tế phường để nắm số lượng trẻ bị bệnh này và tiến hành khử khuẩn thường xuyên trường lớp và dụng cụ học tập. Ngay từ đầu năm, Sở đã quán triệt các trường phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe học sinh và chú ý nhiều khi có những đợt dịch bệnh để tránh lây lan. Hiện nay, các trường đều có phòng y tế và nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra, xử lý để phát hiện sớm nhất trẻ bị bệnh khi đang ở trường.


Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có thể bao gồm:


- Đỏ một hoặc cả hai mắt.


- Ngứa một hoặc cả hai mắt.


- Cảm giác có sạn ở trong mắt.


- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.


- Khó chịu với ánh sáng


- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)


- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)


Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt. Đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.


Các biện pháp trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà


Bạn có thể sử dụng biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nhờ kháng sinh hoặc thuốc chống viêm giảm mắt để làm giảm đau và khó chịu khi bệnh chưa lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.


- Chườm nước đá: Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả.


- Mật ong và sữa: Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt.


- Rau mùi: Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.


- Hạt cây thì là: Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.


- Khoai tây: Cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu ở mắt.


Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.


Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh


Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:


- Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.


- Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.


- Trước khi vệ sinh mắt, người bệnh cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng tốt hạn chế virus đau mắt đỏ lây lan cho người khác. Hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch.


- Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.


- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác, trẻ nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.


- Phòng bệnh là một công tác quan trọng trong việc hạn chế lây lan. Bạn nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.


- Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bệnh. Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể. Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo kính chắn bụi, chắn virus.


- Rửa mặt, rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, dùng khăn riêng. Vệ sinh khăn mặt của mình bằng cách giặt sạch và phơi ngoài nắng. Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, thường xuyên giặt ga giường, vỏ gối…



Dịch đau mắt đỏ bùng phát

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Dưa hấu thuộc họ bầu bí, là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, có nhiều lời truyền tai nhau là ăn dưa hấu nóng nên cũng không ít người đắn đo khi lựa chọn dưa hấu để giải khát. Trong bài viết này, Sức Khỏe Sinh Sản sẽ cùng mọi người tìm hiểu xem thực sự ăn dưa hấu nóng hay mát.


Ăn dưa hấu nóng hay mát


Ăn dưa hấu nóng hay mát


Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là thức ăn nóng và thức ăn mát?


- Theo một quan điểm của Tây y, có thể hiểu thức ăn nóng là thực phẩm chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng nhất định. Thức ăn mát là những thực phẩm đem lại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Việc một thức ăn được xem là nóng hay mát cũng chỉ có tính tương đối khi so sánh với những thực phẩm khác.


- Theo Đông y, khái niệm thức ăn nóng hay lạnh được hiểu theo nghĩa thức ăn đó có nhiều dương tính hay âm tính hơn.


Ăn dưa hấu nóng hay mát?


Quả dưa hấu còn có tên y học là tây qua. Xét về năng lượng, 100g dưa hấu chỉ cho 23 calori, trong khi cùng đơn vị thì nhiều loại trái cây có năng lượng hơn nhiều, như: sầu riêng (145 ), chuối (94), nhãn (92), mãng cầu ta (88), xabôchê (61), cam (40), bưởi (39)… Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin quý (đặc biệt là acid folic).


Theo Đông y, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt do trúng nắng hạ áp; sinh tân dịch nên trị được chứng miệng bị khô, tiếng nói khan; ăn thường thì tiểu bớt gắt (tiểu vặt), cầu bớt táo. Dưa hấu có đến 80-90% là nước. Không thể bảo nóng theo hàn, nhiệt vì dưa hấu (tây qua) luôn được các thầy thuốc đông y tín nhiệm để giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, tiêu viêm, trị giun sán, và điều trị cả việc phụ nữ bị hành kinh mà kinh ra quá nhiều…


Một số bài thuốc từ dưa hấu:


1. Lưỡi nóng, khát nước, người hao tổn tinh thần do nắng nóng mùa hè: a/ Dưa hấu chín bổ ra, ép lấy một bát nước uống từ từ. Sau khi làm lạnh uống càng tốt; b/ Vỏ dưa hấu 30 gam, hoạt thạch 18 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.


2. Mệt mỏi do đau bụng đi ngoài: Dưa hấu chín bổ ra, lấy 1-2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào ruột dưa hấu, khuấy nhuyễn, để khoảng nửa giờ, bỏ hạt dưa, uống nước.


3. Ðau họng, khô cổ: Vỏ dưa hấu (khô) 3 gam, nước 2 bát sắc còn 1 bát, chia làm hai lần uống trong ngày, uống liền nhiều ngày.


4. Viêm thận mãn tính: a/ Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh tươi mỗi loại 30 gam. Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày hai lần; b/ Dưa hấu tươi, mỗi ngày ăn số lượng vừa đủ.


5. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiểu cầu thận, đau họng, miệng môi nẻ: vỏ dưa hấu 250 gam. Cắt miếng nhỏ nghiền nát, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần, liên tục nhiều ngày. Phối hợp sử dụng cùng với thuốc điều trị hiệu quả càng tốt.


6. Viêm thận cấp tính, thủy thũng: a/ Vỏ dưa hấu (khô), vỏ bí đao (khô), mướp, bèo mỗi loại 100 gam, lá tre 5 gam. Sắc nước uống. b/ Nước ép dưa hấu 250 gam, uống thường xuyên… Ngoài ra còn chữa các bệnh: Phù thũng; báng nước bụng; tiểu đường; viêm phế quản mạn tính; suyễn; rôm sảy; bỏng nước, bỏng lửa…


Hạt dưa hấu: Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có chất béo, protein, vitamin B2, tinh bột, chất cucrboxitri. Còn có một thành phần có tác dụng làm hạ áp, đồng thời có thể giảm dần triệu chứng viêm bàng quang cấp tính. Người bệnh cao huyết áp thường nên ăn nhiều. Có loại dưa hấu chuyên trồng để lấy hạt.


Tác dụng: Mát phổi nhuận tràng, chữa khát. Chủ yếu dùng cho thổ huyết, cao huyết áp…


Cách dùng: Ăn sống hoặc rang, rang khô ăn.


Kiêng kị: Người huyết áp thấp nên ăn ít.



Ăn dưa hấu nóng hay mát?